TRANG SINH HOẠT


Mùa Phật Đản tại Thừa Thiên - Huế

Tác giả: Nguồn Internet
Thể loại: Phóng sự sinh hoạt  

      Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh Đại diện GHPGVNTN tỉnh Thừa thiên Huế, trong bản Tường trình mang số 005/BĐD/TTH/TT viết ngày cuối tháng 5.2011 gửi lên Hội đồng Lưỡng Viện cho biết các sinh hoạt Mùa Phật Đản tại Huế như sau :
    “Phụng hành nghiêm túc và tuyệt đối bức thông điệp Phật Đản 2555 của Đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống, kiêm Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN, Ban đại diện GHPGVNTN Thừa Thiên Huế, đã có thông bạch Phật Đản PL 2555, nêu ý nghĩa quan trọng của bức Thông Điệp Phật Đản năm nay, đối với Tổ quốc, Dân tộc và Đạo Pháp, để mong rằng Tăng ni Phật tử, ý thức trách nhiệm, có những việc làm thiết thực mừng ngày Đản Sanh của Đức Từ phụ và cầu nguyện Tổ quốc vinh quang, Đạo pháp trường tồn, dân sinh an lạc thoát cảnh áp bức, đọa đày.
     “Mùa Phật Đản năm nay, cũng được tổ chức tại Tổ đình Quốc Ân Huế, nơi đây có nhiều sinh hoạt Phật sự, mừng Đại Lễ Phật Đản PL 2555. Ban Tổ chức đã cho thiết trí Lễ đài Phật Đản sớm hình thành sau phiên họp mở rộng vào ngày 25/03/Tân mão. (27/04/2011)
     “Chiều ngày 06/04/Tân Mão (08/05/2011) , các giới tử xuất gia vân tập tại chánh điện, tụng kinh bái sám để ba nghiệp thanh tịnh, lãnh thọ giới pháp. Lúc 20 giờ, giới tử xuất gia vân tập tại chánh điện. Hòa Thượng Chánh Đại Diện, là Tuyên luật sư khai đạo giới tử. Ở đây Hòa Thượng tuyên luật sư đã nêu ba ý chính làm hành trang cho các giới tử Tân Tỷ Kheo :
“1. Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa đây, Hội đồng thập sư của giới Đàn Huyền Quang sẽ đưa các vị lên địa vị cao quý nhất, mà thế gian không ai có được. Đó là các vị sắp chính thức được dự vào hàng Tam bảo, một trong 3 ngôi báu, đó là Tăng bảo. Tăng bảo, trưởng tử Như lai, thay Phật bảo làm sáng tỏ Pháp bảo, để thất chúng nương vào mà thành tựu thắng quả xuất thế. Muốn vậy, các vị phải có đời sống khổ hạnh và phạm hạnh.
“2. Sau khi đắc giới, các vị chính thức là vị Tỷ kheo, Bhiksu. Chữ Bhiksu có nghĩa người xuất gia có đời sống của một người xin ăn (khất sĩ), xin áo cơm đàn na thí chủ nuôi thân, xin giáo pháp Đức Phật, tu tâm tập đức, tạo bóng cây chánh Pháp, che mát đời sống tâm linh cho tín chúng. Người xuất gia tu tập, luôn luôn quán chiếu để thấy mình chỉ là kẻ ăn xin, người ăn mày có danh giá gì đâu trong xã hội mà cậy thân lập thế quát tháo, hăm dọa thất chúng. Bhiksu lại cũng còn có nghĩa, người có nội lực thâm hậu, làm cho ma vương quỉ sứ sợ hải (bố ma) không dám mua chuộc, đánh phá.
“3. Các tên gọi Thầy, Huynh đệ, Tỷ kheo, Sa môn... là cách xưng hô thân thương, chân tình và gợi cảm nhất trong nhà chùa, chốn thiên môn. Còn Hòa thượng,       Thượng tọa... là những danh xưng mang tính hành chánh đời thường, thế tục. Nó là giả danh, không thực, là cái xác không hồn. Không nên lầm lẫn, để mang tịnh tài thí chủ, đi tìm mua cái xác không hồn ấy.
     Ngày 07/04/Tân Mão (09/05/2011), Tấn đàn Tỷ Kheo gồm 24 giới tử, Tấn đàn Bồ tát gồm 24 giới tử xuất gia, 21 nam nữ giới tử tại gia. Sang ngày 08/04/Tân Mão (10.05.2011) Tấn đàn Thập thiện gồm có 85 nam nữ giới tử. Đồng thời Gia đình Phật tử Thừa Thiên, cử hành lễ thọ cấp tại chánh điện Tổ Đình Quốc Ân cho 17 huynh trưởng Cấp Tín và 17 huynh trưởng Cấp Tấn dưới sự chứng minh của Thượng Tọa Thích Minh Đức, đặc ủy Thanh niên GHPGVNTN Thừa Thiên Huế.
 “Đại Giới Đàn Huyền Quang tổ chức tại Tổ đình Quốc Ân huế, do : HT. Thích Như Đạt, Đàn Đầu, HT. Thích Diệu Tánh, Chánh chủ Đàn, HT. Thích Thiện Hạnh, Yết ma, HT.Thích Tánh Đạt, Giáo thọ, HT. Thích Tánh Nhơn, Giáo thọ. 7 vị Tôn chứng gồm chư Hòa Thượng, Thượng Tọa thành viên Ban Đại Diện GHPGVNTN Thừa Thiên Huế đảm trách.
   “Giới Đàn mang Đạo Hiệu của Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang, để đông đảo Tăng ni Phật tử đó đây có cơ hội tưởng nhớ công hạnh của một đấng cao tăng thạc đức đã cống hiến “một đời vì Đạo vì Dân”.
   “Là Phật tử, sống trên mảnh đất quê hương Việt Nam, ai mà không biết từ năm 1975, cho đến nay, 36 năm qua, GHPGVNTN đã hứng chịu nhiều chiến dịch truy quét, đàn áp khủng bố hung hãn từ phía chính quyền Cộng Sản Việt Nam. Đặc biệt sau sự kiện lịch sử Phật Giáo tang thương phân hóa trầm trọng năm 1981. Ngay từ những ngày đầu nhận lãnh trách nhiệm vận động phục hoạt Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Đức Đệ tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang, Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã phải chịu nhiều đắng cay gian khổ dồn dập, tù tội lao lý bất công do chế độ độc tài đảng trị Cộng Sản Việt Nam. Nhưng bằng chí nguyện và đức độ cao thâm của bậc Bồ tát hóa thân, Ngài cùng với Hội Đồng Lưỡng Viện, uyển chuyển đưa con thuyền Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đang chồng chềnh trên biển cả, đợi ngày cập bến vinh quang.
   “Nay, dù cho Đức Tăng Thống đã đi xa chúng ta, nhưng chí khí một đời vì đạo vì dân còn đó, lý tưởng vận động đòi lại pháp lý sinh hoạt của GHPGVNTN còn kia, đàn con cháu hậu duệ của Ngài, chúng ta cùng nhau nguyện tiếp tục, không chùn bước, dù phải gặp gian truân.
   “Các giới tử xuất gia, tại gia của Giới đàn Huyền Quang các huynh trưởng thọ cấp trong dịp nầy đã có duyên may, tiếp nhận Đạo Hiệu của Ngài. Đó chính là lý tưởng mang tính truyền thống, đó cũng là hành trang đã được thọ ký, nặng trĩu trên vai, tiếp tục làm thăng hoa sự nghiệp của Giáo Hội, bảo vệ vẹn toàn Tổ Quốc, Đạo Pháp và hạnh phúc đích thực của Dân tộc.
   “Ngày 08/04/Tân Mão (10/5/2011), tượng đản sanh được cung nghinh lên lễ đài, đèn, hoa quả trưng bày. Đúng 14 giờ 00, chư tôn và tín đồ đã tề tựu đông đủ, một lễ khai kinh tại chánh điện tổ đình Quốc Ân, với đông đủ chư tôn Hoà thượng, Thượng tọa, Đại đức và 24 giới tử tân Tỷ kheo cùng đông đảo Phật tử thiện nam tín nữ. Lễ khai kinh diễn ra trên 30 phút và tiếp đến tụng kinh Pháp hoa cuốn 1, tụng suốt bảy buổi chiều cho đến chiều 14/4/Tân Mão (16/5/2011) để cầu nguyện :
· Quốc thái dân an.
· Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sớm được sinh hoạt bình thường
· Chư thánh tử đạo đã bỏ mình vì đạo pháp.
· Đức đại lão Hoà thượng Thích Quảng Độ, Xử lý thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hoá Đạo GHPGVNTN sớm được trả tự do hành đạo.
· Chư tôn Hoà thượng, chư Thượng toạ Hội Đồng Lưỡng Viện dồi dào sức khoẻ để bảo vệ tổ quốc, phục vụ đạo pháp và dân tộc.
   “Ngày 14/04/Tân Mão (16/5/2011), vào 6 giờ sáng, Chư Tôn Hoà thượng, chư Thượng toạ, Đại đức. vân tập chùa Linh Quang, họp tăng kiết giới trường, cung thỉnh luật sư y chỉ cho chư tăng ba tháng hạ an cư, thỉnh Hoà thượng chủ pháp cho buổi lễ thọ An cư và chư tăng tiến hành lễ thọ an cư tại chánh điện chùa Linh Quang. 16 giờ, lễ hoàn kinh và cúng thí thực.
   “Sau lễ hoàn kinh tạ Phật, một phái đoàn đông đảo chư tăng trong Ban đại diện Thừa Thiên Huế cùng 62 vị huynh trưởng nam nữ Gia Đình Phật tử Thừa Thiên và hai chúng giới tử Bồ tát tại gia và thập thiện, tháp tùng phái đoàn Ban đại diện đến đài Thánh Tử đạo, bên cạnh cầu Trường Tiền. Phái đoàn tôn trí một lãng hoa mang dòng chữ :
  “Ban đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Thừa Thiên Huế
Thành kính đảnh lễ tưởng niệm tri ân các Thánh Tử đạo.”
  “Phật Giáo Việt Nam sau năm 1964, như từ con sông ngòi, lạch hói, vươn mình ra đại dương bao la. Với thời gian 10 năm (64-75) đâu phải là nhiều ! GHPGVNTN chỉ mới sinh hoạt tới mười năm, nhưng khắp các tỉnh thành miền Nam Việt Nam, từ thành thị đến thôn quê đâu đâu cũng thành lập Niệm Phật Đường, Khuôn Giáo Hội, vức Giáo Hội, Từ thiện, Giáo dục, Văn hóa...
 “Sau khi cưỡng chiếm miền nam Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chiếm đoạt tất cả cơ sở tôn giáo, tài sản cùng nhân sự của GHPGVNTN trao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam (do Đảng Cộng Sản dựng lên năm 1981), một Giáo Hội thừa sai nằm trong Mặt Trận tổ quốc, cơ quan ngoại vi của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Có danh mà không có thực, có tai không được nghe, có mắt không được thấy, có miệng mà không dám nói những điều mình bức xúc ! Sự khống chế, ràng buộc... của đảng Cộng sản Việt Nam còn khủng khiếp gấp 10 lần hơn Dụ số 10. Cho nên đã hơn 30 năm qua, Giáo hội Phật giáo Nhà nước đã không có cơ hội, hay nói đúng hơn, không có quyền để phát triển Tôn giáo, theo cái học, cái sở tri kiến của mình. 30 năm qua Giáo hội Phật giáo Nhà nước có thành lập thêm được Niệm Phật đường nào không ? 30 năm qua có thành lập thêm được đơn vị gia đình Phật tử mới nào không ? Chẳng lẽ đứa con được khai sinh ra, 30 năm không lớn, không biết đi ?! không biết nói ?!
 “Trong Thông Điệp Phật Đản PL 2555, của đức Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường Vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, có đoạn viết : “Ngôi nhà Việt Nam sau một trăm năm bị ngoại xâm chiếm đóng, sáu mươi lăm năm huynh đệ tương tàn rồi độc tài toàn trị. Đã đến lúc người Phật tử không thể khoanh tay đứng ngó hay than thân trách phận, chờ đợi kiếp sau, mà phải đứng lên noi gương Ngài A Dục từ bỏ con đường bạo lực, mở lượng từ bi, khai thông trí tuệ, nối tiếp con đường Phật 2555 năm trước.”
 “Sau lễ tưởng niệm tri ân các Thánh Tử đạo, phái đoàn trở về trung tâm Lễ đài Phật Đản tại Tổ Đình Quốc Ân. Từ vị trí trung tâm lễ đài, trên cùng, tượng Thái tử Tất Đạt Đa Đản sanh, đứng trên quả địa cầu trong ánh hào quang màu sắc lung linh mầu nhiệm. Đức Thế Tôn nhìn xuống sân dưới Tổ Đình Quốc Ân, có khoảng rộng 1500m2, là một rừng cờ, đèn, pháp cú thư pháp... xen lẫn màu xanh cây cỏ. Núp dưới tả, hữu hai rừng cây che bóng mát là hai dãy lều trại của các huynh trưởng và đoàn sinh gia đình Phật tử Thừa Thiên đến đây từ chiều 14/4 để sáng Rằm dự lễ chính thức. Lều trại, đèn, cờ rực rỡ tung bay hòa quyện tiếng nhạc, ca mừng chúc tụng ngày Đản sanh của đức Phật.
      Đến chiêm ngưỡng lễ đài Phật Đản tại Tổ đình Quốc Ân, người người già trẻ, nam nữ, đều đứng yên lặng hồi lâu, nhìn lên tượng Phật và chăm chú dõi theo dòng chữ nổi “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất”, bao quanh quả địa cầu chuyển động, luân lưu dưới chân đức Phật, trầm trồ bày tỏ niềm vui mừng hớn hở.
“Ngày Rằm tháng 4 Tân Mão (17.5.2011)
    Các đơn vị tham dự lễ Đại Lễ, từ các huyện Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc, Hương Trà, Tả Hữu ngạn sông Hương. Lần lượt vân tập tại Lễ Đài dưới cơn mưa tầm tã chưa dứt. Họ đến bằng xe ôm, xe đạp, xe máy, xe thuê bao…
     Còn các huyện Phong Điền, Quảng Điền gọi điện cho Ban Tổ Chức biết, mưa lớn không vào kịp, xin dự lễ tại lễ đài chùa Long Quang của Hòa Thượng Thích Như Đạt.
      Mưa càng lúc càng lớn, các cá nhân, các đơn vị, và quần chúng Phật tử càng lúc càng đông, bất chấp mưa gió, về tham dự cho bằng được Đại Lễ Phật Đản PL 2555.
     Đây là tinh thần đáng được tán dương và trân trọng nhất là trong giai đoạn Giáo Hội đang bị theo dõi, khủng bố. Tinh thần nầy không phải ngẫu nhiên, mà nó được phát xuất từ tấm lòng trung kiên đối với đạo và tôn trọng sự nghiệp khó khăn, gian khổ của Giáo Hội đối với Tổ Quốc, Đạo Pháp và Dân tộc.
     Buổi lễ chính thức được cử hành, dưới sự chứng minh của 3 vị Hòa Thượng : Hòa Thượng Thích Như Đạt, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự, Hòa Thượng Thích Diệu Tánh, Thành viên Hội đồng Viện Tăng Thống, Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh, Chánh Thư ký Viện Tăng Thống, Chánh Đại Diện GHPGVNTN Thừa Thiên Huế. Mặc dầu trời mưa to, gió lớn, vẫn không bỏ qua một tiết mục nào trong chương trình đã định. Hòa Thượng Thích Như Đạt tuyên đọc Thông Điệp, Hòa Thượng Thích Diệu Tánh, Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh niệm hương cầu nguyện, Thượng Tọa Thích Khế Viên điều khiển chương trình.
    Buổi lễ kết thúc tốt đẹp sau 50 phút, trang nghiêm, thanh tịnh, trong niềm hân hoan của tăng tín đồ tham dự, đem lại niềm tin tưởng vào lãnh đạo và tinh thần sinh hoạt của GHPGVNTN.
     Phật Đản PL 2555 tại Thừa Thiên Huế, ngoài chùa Quốc Ân là lễ đài chính, còn có 4 lễ đài được thiết trí tại các chùa Long Quang, Kim Quang, Phước Thành và Phước Hải. Tất cả đều sinh hoạt tốt đẹp, ngoại trừ chùa Kim Quang, trong lúc đang trang hoàng lễ đài, nhà cửa chật chội, phải che thêm rạp để mùa Phật Đản, bổn đạo tín đồ lui tới hành lễ có chỗ ngồi nghỉ chân, trà nước.
    Nhưng vào lúc 11 giờ 30, ngày 12/4/Tân Mão (14/5/2011), Ủy ban Nhân dân phường An Cựu gồm 7 thành viên, đột nhập vào chùa lập biên bản che rạp không xin phép. Thấy phi lý, tăng chúng có mặt tại chùa Kim Quang phản đối kịch liệt. Thấy đuối lý, nên họ đành ra về.
     Tóm lại, Đại lễ Phật Đản PL 2555 đã được tiến hành tốt đẹp, đơn giản, trầm lặng, trang nghiêm và thanh tịnh, trong niềm vui chan hòa của Tăng tín đồ Phật Giáo Thừa Thiên Huế.

Phúc trình Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ viết sai chuyện
 Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ra Huế

     Trong tháng 5 này, trên Mạng truyền thông loan truyền bản dịch cho biết năm nay 2011, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đã được “tự do” từ Saigon ra Huế dự lễ Phật Đản tại chùa Quốc Ân với sự tiếp đón của 700 Phật tử.
     Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin thông báo rằng không hề có sự kiện ấy. Vì hiện nay Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ vẫn bị quản chế tại Thanh Minh Thiền Viện ở Saigon. Một lần trong mỗi tháng Hòa thượng chỉ được “tự do” đến bệnh viện tái khám để chữa trị các bệnh kinh niên. Công an theo dõi, kiểm soát mọi đi đứng cũng như tại Thanh Minh Thiền viện. Mặc dù không có văn bản quyết định nào về sự quản chế này. Nhưng thực tại quản chế hành chính tại Việt Nam ngày nay là như thế, hầu hết do khẩu lệnh và công an thi hành nghiêm túc. Trong tình trạng như thế làm sao có chuyện ra Huế dự lễ Phật Đản ?
     Phải chăng người dịch bản Phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã rút “sự kiện sai lạc này” trong Bản phúc trình về Tôn giáo trên thế giới của công bố ngày 17.11.2010, nhưng không cho biết xuất xứ ngày tháng, gây lầm tưởng chuyện xẩy ra trong tháng 5 năm nay ?
     Trong Bản phúc trình về tình trạng tôn giáo tại Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 17.11.2010 có một đoạn cho biết vào tháng 5.2010 công an đàn áp, ngăn cấm 300 Phật tử đến chùa Giác Minh ở Đà Nẵng dự lễ Phật Đản, cũng như sự tràn ngập công an tại chùa Giác Hoa, chùa Liên Trì ở Saigon gây sợ hãi cho Phật giáo đồ khiến họ không dám tham gia đông đảo lễ Phật Đản. Nhưng liền đó Bản Phúc trình lại viết một chi tiết khá chính xác, song sai sự thực : “Đối lại với sự kiện đức Tăng Thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất Thích Quảng Độ không gặp khó khăn gì trong chuyến đi ra Huế đến chùa Quốc Ân thuyết pháp trước khoảng 700 Phật tử về sự quan trọng của Ngày Khánh đản đức Phật. Công an không can thiệp và GHPGVNTN thiết lập một lễ đài lớn giăng các biểu ngữ quanh chùa mà chẳng bị rắc rối (In contrast UBCV Supreme Patriarch Thich Quang Do traveled without difficulty to Quoc An Pagoda in Hue and delivered a sermon to approximately 700 followers about the importance of Buddha's birthday. Security officials did not intervene and the UBCV erected a large platform and hung UBCV banners from the pagoda without incident).
     Hai ngày sau, 19.11.2010, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế đã ra Thông cáo báo chí bằng Anh ngữ hoan nghênh bản Phúc trình của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình trạng đàn áp tôn giáo tại Việt Nam. Tuy nhiên cũng đính chính chuyện không hề có việc Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ ra Huế dự lễ Phật Đản tại chùa Quốc Ân.
      Chúng tôi cho đăng lại bản Thông cáo báo chí ấy dưới đây :

For Immediate Release       Paris, 19th November 2010
     UBCV Spokesman Vo Van Ai welcomes the U.S. International Religious Freedom Report and calls for stronger action to promote religious freedom in Vietnam
     Mr. Vo Van Ai, International Spokesman of the Unified Buddhist Church of Vietnam (UBCV) and Director of its Paris-based information office, the International Buddhist Information Bureau, welcomed the U.S. State Department’s Annual Report on International Religious Freedom made public by Secretary of State Hillary Clinton this Wednesday.
     Commending the Report’s 26-page chapter on religious freedom violations in Vietnam, he urged the United States to take stronger steps to promote freedom of religion or belief in this country. He also applauded the recommendations by the US Commission on International Religious Freedom (USCIRF), the independent body which makes recommendations to the US Administration on religious freedom policies, to re-designate Vietnam as a “Country of Particular Concern” for its egregious violations of freedom of religion and belief. Vietnam, which was on the CPC blacklist in 2004 and 2005, was removed by President Bush in 2006, in preparation for Vietnam’s membership of the World Trade Organization. The Obama administration will make public its list of countries designated as CPCs at the beginning of 2011.
“Religious freedom is fundamental everywhere” said Vo Van Ai, “But it is especially Important in one-Party, authoritarian states like Vietnam, where the prohibition of opposition parties, independent NGOs and all forms of alternative thinking has created an ideological vacuum. Today, independent religious forces are the sole surviving voices of civil society. As such, they are the target of unabated repression by the Vietnamese regime”.
     Concerning the Unified Buddhist Church of Vietnam, which is not recognized by the Communist government in Vietnam, despite its 2,000-year tradition and widespread following, Mr. Vo Van Ai stressed that its situation was far more serious than the U.S. State Department’s report revealed. For example, the UBCV Supreme Patriarch Thich Quang Do had never, as the US State Department’s report affirmed, “traveled without difficulty to Quoc An Pagoda in Hue and delivered a sermon to approximately 700 followers” during the Vesak Festival (Birth of Buddha). On the contrary, Patriarch Thich Quang Do, who remains under effective house arrest at the Thanh Minh Zen Monastery in Saigon, has not been allowed to preach publicly since 1975, even inside his own monastery.
     In a recent interview for Radio Free Asia on 15.11.2010, Thich Quang Do compared his situation to that of Burmese democracy leader Aung San Suu Ky, released from house arrest on 13th November : “Daw Aung San Suu Kyi was arbitrarily and undemocratically detained, but at least the military junta maintained a semblance of legality. They read out the sentence condemning her to house arrest, and when it was completed, they removed the barriers around her house, and read out the declaration of her release. In Vietnam, the government doesn’t even bother with this masquerade. They detain me without any justification or trial. That way, they don’t have to justify my condition to the international community. Even when I go to hospital for my monthly visits, the Police follow me, and all my communications are monitored. I know the government’s intent – they want to keep me here until I die”.
     Thich Quang Do recalled that all his visits are monitored – in March 2010 Thor Halvorssen, President of the New York-based Human Rights Foundation, was beaten and temporarily detained by Security Police after visiting Thich Quang Do. Security Police told Halvorssen that he should not visit the Thanh Minh Zen Monastery, as it was an “illegal” pagoda. Later, a Japanese monk was fined the equivalent of US$1,000 at Tan Son Nhat airport for the “crime” of paying his respects to the detained UBCV Patriarch.
     Mr. Vo Van Ai also urged the United States to monitor Vietnam’s practices of ‘stealth repression” against religious movements such as the UBCV. In order to avoid international condemnation, he said, Vietnam uses sophisticated, covert methods to silence and isolate UBCV monks and nuns, cutting off their contacts with the population and depriving them of the traditional offerings which ensure their livelihood. All over the country, Security Police visit UBCV followers, threatening that they will make them lose their jobs or have their children expelled from school if they continue to attend UBCV pagodas, thus creating a pervasive climate of fear.
     Mr Ai urged Michael Posner, the US Assistant Secretary of State for Democracy, Human Rights and Labour, to monitor this situation closely during his visit to Vietnam in December 2010 for the annual human rights dialogue between the US and Vietnam, and follow the recommendations of the USCIRF to re-designate Vietnam as a Country of Particular Concern for its systematic violations of religious freedom and human rights.
     Justifying its recommendations after the publication of the State Department’s report this week, the USCIRF declared : “The government of Vietnam continues its systematic and egregious violation of freedom of religion and belief. There continue to be arrests and beatings of religious leaders ; forced closure of pagodas, churches, and religious meetings ; violence directed at Buddhist communities ; and arrests and a beating death experienced by the Catholic community of Con Dau. USCIRF has concluded that these facts meet the CPC threshold and recommends that the United States designate Vietnam again [as a Country of Particular Concern]”.